Ngày nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau được dùng để đánh giá tình trạng béo phì hay suy dinh dưỡng của cơ thể như: đo lượng mỡ dưới da hay mật độ độ mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp phổ biến nhất được Tổ chức Y Tế Thế giới khuyên dùng là dựa vào chỉ số BMI. Bài viết này Kong Transform sẽ giúp bạn tìm hiểu về chỉ số BMI và một số vấn đề liên quan đến nó nhé.
Nội dung bài viết
Chỉ số BMI là gì? Cách tính chỉ số BMI?
Chỉ số BMI (viết tắt của Body Mass Index) hay còn được gọi là chỉ số khối cơ thể hoặc chỉ số thể trọng, được ra đời vào năm 1832 bởi một nhà khoa học người Bỉ – Adolphe Quetelet. Nhờ vào chỉ số BMI mà chúng ta có thể biết được bản thân đang gầy, béo hay cân đối.
Cách tính chỉ số BMI cũng khá đơn giản. Chúng ta chỉ cần dựa vào 2 yếu tố chiều cao và cân nặng của một người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) là có thể dễ dàng tìm ra được chỉ số BMI của cơ thể. Công thức được tính như sau:
Ví dụ: Bạn có cân nặng là 60kg và cao 1m60 thì sẽ áp dụng công thức như sau:
Một người có thân hình cân đối thường có chỉ số BMI giao động từ 18,5 đến 24,9. Tuy nhiên, chỉ số BMI sẽ không thể chính xác nếu áp dụng cho phụ nữ đang mang thai, người tập thể hình và vận động viên.
Ngoài ra các bạn có thể dễ dàng tính chỉ số BMI online: Tại đây
Nhận biết cơ thể dựa trên chỉ số BMI
Bảng phân loại dưới đây cho biết mức độ thiếu cân hay thừa cân của một người dựa trên chỉ số BMI. Thang đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho người Châu Âu và thang đánh giá của Hiệp hội Đái tháo đường Châu Á (IDI và WPRO) dành riêng cho người Châu Á.
Phân loại | BMI (kg/m²) – WHO | BMI (kg/m²) – IDI & WPRO |
Cân nặng thấp (gầy) | < 18,5 | |
Bình thường | 18,5 – 24,9 | 18,5 – 22,9 |
Thừa cân | ≥ 25 | ≥ 23 |
Tiền béo phì | 25 – 29,9 | 23 – 24,9 |
Béo phì cấp độ I | 30 – 34,9 | 25 – 29,9 |
Béo phì cấp độ II | 35 – 39,9 | ≥ 30 |
Béo phì cấp độ III | ≥ 40 |
Sau khi tính được chỉ số BMI của cơ thể và dựa vào bảng trên, chúng ta có thể dễ dàng tự đánh giá được cơ thể của mình như thế nào. Tuy nhiên, có một điều vẫn cần lưu ý là chỉ số BMI chỉ được để đo mức độ béo hay gầy của một người chứ không liên quan gì đến tỷ lệ giữa cơ và mỡ. Chính vì thế mà những người có cơ bắp nhiều hơn mỡ như người tập thể hình vẫn có thể có chỉ số BMI cao.
Làm sao để có được chỉ số BMI chuẩn
Nếu không thuộc vào các trường hợp ngoại lệ như vận động viên hay người tập thể hình thì để có được chỉ số BMI chuẩn hay bình thường (18,5 – 24,9) thì bạn cần tăng cân hoặc giảm cân. Để đạt được điều này thì cần dựa vào hai yếu tố là ăn uống và tập luyện như sau:
Chế độ ăn uống hợp lí
Bạn nên hạn chế việc tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhiều đường và chất béo xấu như thức ăn nhanh, bánh kẹo ngọt, thực phẩm đóng hộp hay các loại nước ngọt, nước uống có ga. Thay vào đó, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả và protein từ thịt, cá, trứng sữa.
Hiện nay, cũng có rất nhiều chế độ ăn kiêng khá phổ biến như Eat clean, Keto, Low carb, … Hãy thử tìm hiểu các chế độ khác nhau để xem xem bản thân mình phù hợp với loại nào nhất và áp dụng. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tìm cho mình một chế độ ăn kiêng lành mạnh và lâu dài thì mình vẫn khuyên mọi người nên theo sử dụng chế độ Eat clean nhé.
Tập luyện thể dục thể thao
Dù tăng cân hay giảm cân thì tập luyện vẫn là một trong những yếu tố quyết định bạn có thể đạt được chỉ số BMI chuẩn hay không. Có rất nhiều hình thức tập luyện mà có thể dễ dàng lựa chọn chẳng hạn như các bộ môn thể thao (bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ, …); gym; yoga; boxing; …
Ngoài việc giúp bạn đạt được chỉ số BMI như mong muốn thì việc tập luyện thể dục thể thao còn nâng cao sức khỏe và cải thiện một số vấn đề liên quan đến tâm sinh lí. Bên cạnh đó, chúng còn giúp tăng sức bền, tính linh hoạt và phát triển cơ bắp của bạn. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư ruột kết và tiểu đường.
Chỉ số BMI cao có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Nếu chỉ số BMI bạn tính được quá cao thì đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đạng gặp tình trạng béo phì, thừa cân. Khi tình trạng này này kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, khả năng vận động mà nó còn gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của các bạn. Cụ thể hơn, người có chỉ số BMI quá cao thường mắc các bệnh như:
- Các bệnh liên quan đến tim mạch: suy tim, rối loạn mỡ trong máu, nhồi máu cơ tim, …
- Các bệnh liên quan đến xương khớp: Thoái hóa khớp, dây chằng, loãng xương, tổn thương sụn khớp, Gút, …
- Bệnh tiểu đường
- Các bệnh liên quan đến đường hô hấp: ngưng thở khi ngủ, ngáy to, khó thở, …
- Ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như sơ gan, gan nhiễm mỡ, sỏi mật, …
- Các căn bệnh ung thư như Ung thư túi mật, ung thư trục tràng, ung thư vú, …
Tình trạng thừa cân béo phì đang dần trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê cho biết, mỗi năm có ít nhất 3,4 triệu người thiệt mạng vì tình trạng thừa cân béo phì. Dần dần biến căn bệnh này thành mối nguy hại lớn mà mọi người phải phòng ngừa. Ngoài ra các tình trạng bệnh lí liên quan như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư cũng do chúng gây ra.
Một số câu hỏi thường gặp về chỉ số BMI
Các vấn đề về chỉ số BMI không chỉ liên quan đến vấn đề gầy hay béo ở người trưởng thành mà còn có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quay chỉ số này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp:
Chỉ số BMI ở trẻ em có ý nghĩa như thế nào?
Chỉ số BMI vẫn áp dụng cho trẻ em. Đối với trẻ em, chỉ số BMI giúp xác định được các nguy cơ sức khoẻ liên quan đến cân nặng của bé ở thời điểm hiện tại.
Cách tính chỉ số BMI của trẻ em ban đầu tương tự như cách tính chỉ số BMI của người lớn, cũng dựa trên chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, việc xác định chỉ số BMI ở trẻ em không dễ dàng như ở người lớn do trẻ phát triển rất nhanh. Khi tuổi càng cao, chỉ số BMI thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Chúng ta sẽ dựa vào bảng sau:
Sau khi tính ra kết quả, chúng ta sẽ đối chiếu giữa độ tuổi và chỉ số BMI để nhìn sẽ bé đang ở vùng nào và có nguy cơ mắc bên gì hay không. Giải thích rõ hơn về kết quả chỉ số BMI ở trẻ em:
- Chỉ số BMI trong phạm vi tốt nhất là từ 5% đến 85% (xem bảng trên). Nếu có chỉ số BMI chuẩn cùng với cân nặng và chiều cao hợp lý thì cơ thể trẻ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn và trẻ khỏe mạnh hơn.
- Nếu chỉ số BMI dưới 5%: Trẻ nhẹ cân. Nguy cơ đối với các bé gầy, nhẹ cân: dễ mắc nhiều bệnh như huyết áp thấp, loãng xương … nguyên nhân là do cơ thể trẻ thiếu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết để xây dựng xương, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh, đặc biệt là nhiễm trùng, khô tóc, da khô.
- Nếu chỉ số BMI lớn hơn 95%: Trẻ em đang trong tình trạng thừa cân khá cao. Nguy cơ đối với trẻ thừa cân béo phì: Trẻ dễ bị rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, tiểu đường hoặc cao huyết áp. Khi chất béo tích tụ ở cơ hoành, trẻ bị suy giảm chức năng hô hấp như khó thở, dễ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ khiến não thiếu oxy từ đó dẫn đến hội chứng Pickwick. Các bệnh về đường tiêu hóa như: sỏi mật (chủ yếu là sỏi cholesterol), ung thư đường mật và các bất thường ở gan, ruột như gan nhiễm mỡ, giảm nhu động ruột gây đầy hơi, táo bón, các bệnh đường ruột, ung thư ruột kết…
Điều kiện về BMI khi đi nghĩa vụ quân sự
Theo phần IV phụ lục 01 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP Thông tư liên tịch quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự Chú dẫn về khám tuyển hướng dẫn khám thể lực. Chỉ số BMI được tính đến nếu đáp ứng các tiêu chí về thể hình nhưng không cân đối giữa chiều cao và cân nặng: Các trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30 sẽ không được chấp nhận.
Chỉ số BMI quá cao thì có nên phẫu thuật thẩm mỹ hay dùng thuốc giảm cân không?
Bạn chỉ nên sử dụng thuốc giảm cân khi chỉ số BMI lớn hơn 30 hoặc từ 27 trở lên và một số bệnh lý đi kèm như các bệnh liên quan đến tim, bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, việc uống thuốc giảm cân nên đi theo toa của bác sĩ, không được tùy tiện dùng các loại thuốc không rõ trên mạng xã hội vì nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường đối với cơ thể.
Nếu chế độ ăn kiêng và tập luyện cũng không có tác dụng đối với cơ thể của bạn thì bác sĩ có thể cân nhắc đến việc phẫu thuật để giảm cân. Đây là một lựa chọn khả thi cho những người bị béo phì nặng (chỉ số BMI từ 40 trở lên) hoặc có chỉ số BMI từ 35-39 đi kèm cùng nhiều bệnh nghiêm trọng và biến chứng do béo phì gây ra. Phẫu thuật giảm cân có khả năng giúp bạn giảm được một lượng cân đáng kể. Điều này sẽ rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì.
Kết luận
Chỉ số BMI sẽ giúp bạn nhận biết được tình trạng cơ thể đang trong đang ở trạng thái gầy, thừa cân hay cân đối. Ngoài ra chỉ số này còn có thể giúp chúng ta kiểm soát được những căn bệnh có thể có thể gặp. Hãy cố gắng giữ cơ thể ở chỉ số cơ thể BMI bình thường để có thể phòng tránh những căn bệnh không đáng có nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết. Mọi thắc mắc vui lòng để lại phần bình luận bên dưới.